Nhật Hoàng và Hiến pháp Việc_truyền_ngôi_Thiên_hoàng_Nhật_Bản_2019

Bối cảnh

Vào năm 2010, Hoàng đế Akihito đã thông báo cho hội đồng cố vấn của mình về ý định muốn rút lui khỏi cương vị Hoàng đế Nhật Bản.[3] Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản không có động thái gì.

Vào ngày 13 tháng 7 năm 2016, đài truyền hình quốc gia NHK đã đưa tin rằng Hoàng đế muốn thoái vị để ủng hộ trưởng nam là Thái tử Naruhito trong vài năm.

Các quan chức cao cấp trong Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản khi đó phủ nhận bất kỳ kế hoạch chính thức nào để Nhật Hoàng thoái vị. Sự thoái vị của Hoàng đế sẽ đặt ra yêu cầu sửa đổi Luật Nội chính Hoàng gia, vì hiện không có quy định nào cho một động thái như vậy.[4][5]

Phát biểu trước toàn quốc

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2016, Hoàng đế đã có một diễn văn hiếm hoi trên truyền hình, trong đó ông nhấn mạnh về tuổi cao và sức khỏe giảm sút;[6] diễn văn này được hiểu là ông muốn đưa ra hàm ý thoái vị.[7][8]

Thủ tục pháp luật

Với ý định thoái vị đã trở nên rõ ràng, Văn phòng Nội các đã chỉ định Yasuhiko Nishimura làm Phó Đại diện của Cơ quan Hoàng gia.

Vào tháng 10 năm 2016, Văn phòng Nội các đã chỉ định một hội đồng chuyên gia để thảo luận về việc Hoàng đế thoái vị, trong đó khuyến nghị rằng nên có luật áp dụng một lần duy nhất cho riêng trường hợp của Hoàng đế Akihito.

Vào tháng 1 năm 2017, ủy ban Ngân sách Hạ viện đã bắt đầu tranh luận một cách không chính thức về bản chất hiến pháp của sự thoái vị. <[3]

Vào ngày 19 tháng 5 năm 2017, dự luật cho phép thoái vị của Akihito đã được ban hành bởi nội các của Chính phủ Nhật Bản. Vào ngày 8 tháng 6 năm 2017, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật một lần cho phép Akihito thoái vị và chính phủ bắt đầu sắp xếp quá trình chuyển giao vị trí này cho Thái tử Naruhito.[9] Nghi lễ thoái vị được thực hiện vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, Thái tử Naruhito lên ngôi Thiên hoàng một ngày sau đó, ngày 1 tháng 5 năm 2019.[10]

Ông sẽ nhận nhận tước hiệu Thượng Hoàng Jōkō (上皇, Jōkō?), viết tắt của Thái Thượng Thiên Hoàng Daijō Tennō (太上天皇, Daijō Tennō? Emperor Emeritus) khi thoái vị, và vợ ông, hoàng hậu, sẽ trở thành Thượng Hoàng Hậu Jōkōgo (上皇后, Jōkōgo? Empress Emerita).[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việc_truyền_ngôi_Thiên_hoàng_Nhật_Bản_2019 http://japan-forward.com/do-not-let-the-emperors-a... http://the-japan-news.com/news/article/0004115774# http://www.kunaicho.go.jp/page/okotoba/detailEn/12... http://www3.nhk.or.jp/news/html/20160713/k10010594... https://www.bbc.com/news/world-asia-36784045 https://www.bbc.com/news/world-asia-37007106 https://www.bbc.com/news/world-asia-40168983 https://japan-forward.com/the-emperors-abdication-... https://www.japantimes.co.jp/news/2017/12/01/natio... https://web.archive.org/web/20160713100512/http://...